Đầu tiên mình thẻ ngân hàng hay thẻ ATM mình nói đến trong bài viết hướng dẫn này là về cách làm thẻ ghi nợ nội địa. Nguyên nhân vì sao thì bạn có thể tìm hiểu qua bài viết ATM là gì. Nói chung là do hiểu nhầm của người Việt Nam chúng ta nên thẻ ghi nợ nội địa thường được gọi là thẻ ATM. Nếu bạn không biết thẻ ghi nợ là gì có thể tìm hiểu qua bài viết thẻ ghi nợ debit card và thẻ tín dụng credit card là gì.
Sau đây TienichVietNam sẽ hướng dẫn những thủ tục giấy tờ, yêu cầu để có thể mở thẻ ATM tại bất cứ ngân hàng nào:
1) Độ tuổi để làm thẻ là phải đủ 18 tuổi.
2) Phải có chứng minh nhân dân(chứng minh thư hay cmnd) hoặc sử dụng passport (hộ chiếu) cái này thì tùy ngân hàng.
3) Mang theo tiền từ 100 ngàn đồng đến 200 ngàn đồng để nộp tiền mở thẻ hay để đóng phí. Nạp phí làm thẻ xong dư tiền đi ăn hay uống nước cũng được
Hướng dẫn làm thẻ ATM:
– Chọn ngân hàng mà bạn muốn làm thẻ. Xem địa chỉ và đến làm thủ tục.
– Khi đi mang theo tiền như mình đã nói ở trên và chứng minh nhân dân bản gốc hay hộ chiếu( cái này thì tùy ngân hàng).
– Vô gặp nhân viên ngân hàng nói là muốn mở hay làm thẻ ATM. Họ sẽ yêu cầu bạn điền vào mẫu đơn đề nghị mở tài khoản thẻ và yêu cầu bạn đưa chứng minh nhân dân để họ photo( Cái này mình không đảm bảo tất cả ngân hàng nào cũng photo chứng minh cho đâu nha. Chắc ăn thì cứ photo sẵn thủ mang theo. Nếu cần thì đem ra, không thì cứ để họ lấy cái bản gốc đi photo).
– Lưu ý: là nếu nhu cầu của bạn chỉ để nhận lương, tiêu dùng mua hàng trong nước thì không cần phải mở thẻ thanh toán quốc tế như: Visa – Mastercard, Amex – JCB,…. đâu. Bởi vì bạn sẽ phải thêm phí duy trì thẻ quốc tế nữa đây. Có lưu ý này là bởi các nhân viên tư vấn sẽ giới thiệu, đề nghị với bạn là đang có chương trình khuyến mãi này nọ, làm thẻ miễn phí, ưu đãi gì khi làm thẻ quốc tế này. Lúc đó bạn sẽ dễ xiêu lòng và làm thẻ quốc tế, trong khi nhu cầu bạn lại không cần. Thế là bạn phải tốn một khoảng phí để duy trì thẻ, và lỡ như bạn quên thẻ bạn là thẻ quốc tế đi rút cây ATM khác ngân hàng là bạn bị trừ phí khá nặng đấy.
– Thêm một lưu ý nữa: Nếu bạn nhận lương qua thẻ hay thường mua sắm online thì nên đăng ký thêm dịch vụ Internet banking để dễ cập nhật tài khoản cũng như thanh toán tiền. Cái Internet banking này có ngân hàng miễn phí, có ngân hàng sẽ thu phí. Bạn có thể lên website của ngân hàng bạn muốn làm thẻ mà tìm hiểu về phí dịch vụ phải trả.
– Sau khi điền đầy đủ, ký tên này nọ. Nhân viên của ngân hàng sẽ nhận đơn đăng ký của bạn, yêu cầu bạn đóng lệ phí mở thẻ( cái này tùy ngân hàng) hay nạp 50 ngàn đồng vào tài khoản sau đó cho bạn giấy hẹn ngày lấy thẻ. Có một số ngân hàng thì bạn chỉ cần đăng ký online là vẫn có thẻ như thường. Có ngân hàng thì lại có thể phát hành thẻ chỉ trong vòng 15 phút kể từ khi nhận đủ hồ sơ giấy tờ mà bạn nộp.
Sau khi đến ngày hẹn thì bạn mang theo chứng minh nhân hay hộ chiếu lên chi nhánh ngân hàng mà bạn đã đăng ký làm thẻ để nhận thẻ về. Nhận thẻ xong thì nhớ ra cây ATM đổi mã PIN cho an toàn nhé
Nói tóm lại làm thẻ ATM thì cực kỳ dễ chỉ cần Chứng minh nhân dân bản gốc, Tiền đi làm thủ tục mở thẻ là có thể làm thẻ ATM dễ dàng.
Cảnh báo đặc biệt phải nhớ:
– Nếu bạn không còn nhu cầu sử dụng thẻ ATM nữa thì hãy lên ngân hàng mà hủy thẻ nhé. Đừng để thẻ phát sinh phí.
– Không được tự ý bán thẻ ATM khi không dùng. Bởi vì hiện nay có rất nhiều người rao mua thẻ ATM. Bạn thấy bạn không cần dùng nữa và bán lấy tiền. Như thế là bạn đã hại mình rồi đó. Bởi vì thẻ đó mang tên của bạn, bạn phải chịu trách nhiệm với nó. Nếu những người mua thẻ ATM của bạn, dùng thẻ bạn để nhận tiền bất chính, tiền phạm pháp rồi dùng thẻ bạn rút ra. Thì nếu có cơ quan điều tra vào cuộc bạn sẽ được mời lên để điều tra đấy. Bởi vì chính thẻ của bạn đã nhận tiền và rút tiền. Nên bạn sẽ dễ dàng bị nghi ngờ nằm trong đường dây tội phạm. Do đó tuyệt đối được bán thẻ ATM của mình hay cho một người không tin tưởng sử dụng nhé.
Hy vọng qua bài viết Hướng dẫn thủ tục cách làm thẻ ATM ngân hàng đã giúp bạn có thể làm cho mình một thẻ ATM. Cám ơn các bạn đã dành thời gian để theo dõi bài viết này
EmoticonEmoticon