Anh Lê Minh Tới (Hưng Yên) liên tục kêu oan khi bị xử 9 tháng tù về tội Cố ý gây thương tích 3% theo điểm a, khoảng 1, điều 104 BLHS, bị hại có đơn đề nghị khởi tố là người anh ruột tên Lê Minh Tiến. Anh em cần phải xét đến tình cảm ruột thịt mà nương tay trong cuộc sống, không thương yêu nhau thì đối với người ngoài và đối với xã hội thì sẽ như thế nào?
Tháng 1/2016 tới đây, TAND tỉnh Hưng Yên sẽ tiến hành xét xử phúc thẩm bị cáo Lê Minh Tới (SN 1973, ở Thị Tân – Tân Phúc – Ân Thi – Hưng Yên), về tội cố ý gây thương tích, áp dụng theo điểm a, khoản 1 Điều 104 Bộ Luật hình sự với tình tiết định khung là “Dùng hung khí nguy hiểm”.
Theo cáo trạng và hồ sơ vụ án: Do mâu thuẫn gia đình từ trước giữa ông Lê Minh Tuân (SN 1931, bố đẻ của anh Tới) và con trai là Lê Minh Tới, khoảng 9h sáng ngày 14/12/2014, ông Tuân sang nhà anh Tới để nói chuyện.
Tại đây, ông Tuân chửi bới vợ chồng anh Tới nên giữa ông Tuân và chị Thái xảy ra xô sát. Trong quá trình xô xát, chị Lê Thị Thái (vợ anh Tới) bị ngã ra sân bất tỉnh nên được anh Tới gọi taxi và chị Thái được taxi chở đến bệnh viện, còn anh Tới vẫn ở nhà cùng con trai là Lê Minh Hòa.
Sau đó, ông Tuân gọi các con cháu đến nơi xảy ra vụ việc, trong số đó có anh Lê Minh Tiến. Hai bên tiếp tục cãi chửi nhau và dùng gạch ném nhau. Trong quá trình xô xát, anh Tiến cho biết bị thương ở đầu, còn anh Tới bị thương ở ngón tay. Ngoài ra cửa gỗ, cửa sổ, cửa ngách nhà anh Tới và một số đồ đạc bên trong nhà cũng bị đập phá.
Sau khi vụ việc xảy ra, anh Lê Minh Tiến được đưa đi giám định thương tích và được kết luận tỉ lệ tổn thương cơ thể là 3%. Anh Tiến làm đơn đề nghị khởi tố đối với anh Lê Minh Tới. Anh Tới bị khởi tố, truy tố và xét xử về tội danh “Cố ý gây thương tích” theo Điều 104 khoản 1 điểm a Bộ luật hình sự với tình tiết định khung là “Dùng hung khí nguy hiểm”. Tại phiên tòa sơ thẩm, anh Lê Minh Tới bị xử phạt 9 tháng tù về tội “Cố ý gây thương tích”.
Đáng chú ý, theo cáo trạng và hồ sơ vụ án, vật chứng là cục vữa bê tông mà anh tới dùng gây thương tích cho anh Tiến thì cơ quan CSĐT không truy tìm được. Tuy nhiên, tại kết luận ở cáo trạng số 31/QĐ-VKS của VKSND huyện Ân Thi đã miêu tả: “Lê Minh Tới có hành vi dùng 01 cục gạch bê tông (vữa trộn xi măng, cát vàng) kích thước 04cmx05cmx02cm ném vào đầu anh Lê Minh Tiến.”
Theo lời khai của anh Lê Minh Tiến được coi là bị hại trong vụ án và theo lời khai của rất nhiều nhân chứng khác, khi bị anh Tới ném, lúc đó anh Tiến đang đội 1 chiếc mũ cối. Anh Tiến cho rằng chiếc mũ cối đã bị vật anh Tới ném xuyên thủng và gây thương tích trên đỉnh đầu anh Tiến.
Trong khi đó, ông Tuân bị phạt hành chính vì hành vi cố ý làm hư hỏng tài sản mặc dù giá trị tải sản đã được định giá trong hồ sơ là 2.174.000 đồng (đủ yếu tố cấu thành tội “Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản” theo Điều 143 BLHS). Ngoài ra, nhiều nhân chứng cho biết, thời điểm xảy ra xô sát nhìn thấy ông Tuân cầm theo cây gậy gỗ dài khoảng 1,5 mét sang nhà anh Tới.
Suốt quá trình điều tra cũng như tại phiên tòa sơ thẩm và sau khi xét xử anh Tới kháng cáo kêu oan, cho rằng thương tích trên đầu ông Tiến không phải do mình gây ra. Vợ chồng anh Tới vì vậy liên tục làm đơn gửi đến các cơ quan chức năng khẳng định mình bị oan.
Theo lời vợ chồng anh Tới, mâu thuẫn giữa bố con anh bắt nguồn từ việc anh từ chối mổ lợn trong đám giỗ, từ đó ông Tuân đã nhiều lần cùng con cháu đến nhà vợ chồng anh Tới gây sự, chửi bới xô xát với vợ chồng anh này.
Trao đổi với PV, ông Đặng Sĩ Điểm – Trưởng thôn Thị Tân cho biết: Việc ông Tân kéo sang nhà anh Tới là có thật và đã nhiều lần thôn xóm phải căn ngăn.
“Tôi không biết ai sai nhưng việc bố con ông Tuân đến nhà anh Tới là có thật. Chúng tôi đã phải đến hòa giải vài 3 lần.” – Vị Trưởng thôn thông tin.
Trưởng thôn Thị Tân cho biết, ở thôn xóm vợ chồng anh Tới là người hiền lành, tốt bụng không gây gổ với ai bao giờ. Vợ chồng anh Tới có 1 con trai.
Nói về ông Tuân, ông Điểm cho biết: Thời gian khoảng năm 2006, ông Tuân cũng có mâu thuẫn với anh Lê Minh Thảnh (cháu họ), anh Thảnh cũng từng phải ngồi tù.
Chúng ta chờ đợi TAND tỉnh Hưng Yên sẽ xét xử phúc thẩm có minh oan Lê Minh Tới?
Xét về khía cạnh văn hiến, qua kết quả xử sơ thẩm vụ án "anh ruột kiện em vào tù" nêu trên lại thêm một dẫn chứng báo động sự xuống cấp về đạo đức xã hội. Anh em trong một nhà không thương yêu nhau, từ va chạm nhỏ trong đời sống không kiềm chế, nhường nhịn nhau, rắp tâm đưa nhau vào vòng lao lý... Điều này hoàn toàn trái với đạo lý ông cha ta đã đúc kết "Khôn ngoan đối đáp người ngoài, gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau".
Anh em cần phải xét đến tình cảm ruột thịt mà nương tay trong cuộc sống, không thương yêu nhau thì đối với người ngoài và đối với xã hội thì sẽ như thế nào?
Chúng tôi tiếp tục thông tin sự việc này.
Tháng 1/2016 tới đây, TAND tỉnh Hưng Yên sẽ tiến hành xét xử phúc thẩm bị cáo Lê Minh Tới (SN 1973, ở Thị Tân – Tân Phúc – Ân Thi – Hưng Yên), về tội cố ý gây thương tích, áp dụng theo điểm a, khoản 1 Điều 104 Bộ Luật hình sự với tình tiết định khung là “Dùng hung khí nguy hiểm”.
Anh Tới (bìa trái) nói về nỗi oan khuất của mình.
Theo cáo trạng và hồ sơ vụ án: Do mâu thuẫn gia đình từ trước giữa ông Lê Minh Tuân (SN 1931, bố đẻ của anh Tới) và con trai là Lê Minh Tới, khoảng 9h sáng ngày 14/12/2014, ông Tuân sang nhà anh Tới để nói chuyện.
Tại đây, ông Tuân chửi bới vợ chồng anh Tới nên giữa ông Tuân và chị Thái xảy ra xô sát. Trong quá trình xô xát, chị Lê Thị Thái (vợ anh Tới) bị ngã ra sân bất tỉnh nên được anh Tới gọi taxi và chị Thái được taxi chở đến bệnh viện, còn anh Tới vẫn ở nhà cùng con trai là Lê Minh Hòa.
Sau đó, ông Tuân gọi các con cháu đến nơi xảy ra vụ việc, trong số đó có anh Lê Minh Tiến. Hai bên tiếp tục cãi chửi nhau và dùng gạch ném nhau. Trong quá trình xô xát, anh Tiến cho biết bị thương ở đầu, còn anh Tới bị thương ở ngón tay. Ngoài ra cửa gỗ, cửa sổ, cửa ngách nhà anh Tới và một số đồ đạc bên trong nhà cũng bị đập phá.
Cánh cửa nhà anh Tới bị đập phá phải dùng gỗ ke lại
Sau khi vụ việc xảy ra, anh Lê Minh Tiến được đưa đi giám định thương tích và được kết luận tỉ lệ tổn thương cơ thể là 3%. Anh Tiến làm đơn đề nghị khởi tố đối với anh Lê Minh Tới. Anh Tới bị khởi tố, truy tố và xét xử về tội danh “Cố ý gây thương tích” theo Điều 104 khoản 1 điểm a Bộ luật hình sự với tình tiết định khung là “Dùng hung khí nguy hiểm”. Tại phiên tòa sơ thẩm, anh Lê Minh Tới bị xử phạt 9 tháng tù về tội “Cố ý gây thương tích”.
Đáng chú ý, theo cáo trạng và hồ sơ vụ án, vật chứng là cục vữa bê tông mà anh tới dùng gây thương tích cho anh Tiến thì cơ quan CSĐT không truy tìm được. Tuy nhiên, tại kết luận ở cáo trạng số 31/QĐ-VKS của VKSND huyện Ân Thi đã miêu tả: “Lê Minh Tới có hành vi dùng 01 cục gạch bê tông (vữa trộn xi măng, cát vàng) kích thước 04cmx05cmx02cm ném vào đầu anh Lê Minh Tiến.”
Theo lời khai của anh Lê Minh Tiến được coi là bị hại trong vụ án và theo lời khai của rất nhiều nhân chứng khác, khi bị anh Tới ném, lúc đó anh Tiến đang đội 1 chiếc mũ cối. Anh Tiến cho rằng chiếc mũ cối đã bị vật anh Tới ném xuyên thủng và gây thương tích trên đỉnh đầu anh Tiến.
Cáo trạng của VKS huyện Ân Thi
Trong khi đó, ông Tuân bị phạt hành chính vì hành vi cố ý làm hư hỏng tài sản mặc dù giá trị tải sản đã được định giá trong hồ sơ là 2.174.000 đồng (đủ yếu tố cấu thành tội “Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản” theo Điều 143 BLHS). Ngoài ra, nhiều nhân chứng cho biết, thời điểm xảy ra xô sát nhìn thấy ông Tuân cầm theo cây gậy gỗ dài khoảng 1,5 mét sang nhà anh Tới.
Suốt quá trình điều tra cũng như tại phiên tòa sơ thẩm và sau khi xét xử anh Tới kháng cáo kêu oan, cho rằng thương tích trên đầu ông Tiến không phải do mình gây ra. Vợ chồng anh Tới vì vậy liên tục làm đơn gửi đến các cơ quan chức năng khẳng định mình bị oan.
Theo lời vợ chồng anh Tới, mâu thuẫn giữa bố con anh bắt nguồn từ việc anh từ chối mổ lợn trong đám giỗ, từ đó ông Tuân đã nhiều lần cùng con cháu đến nhà vợ chồng anh Tới gây sự, chửi bới xô xát với vợ chồng anh này.
Trao đổi với PV, ông Đặng Sĩ Điểm – Trưởng thôn Thị Tân cho biết: Việc ông Tân kéo sang nhà anh Tới là có thật và đã nhiều lần thôn xóm phải căn ngăn.
“Tôi không biết ai sai nhưng việc bố con ông Tuân đến nhà anh Tới là có thật. Chúng tôi đã phải đến hòa giải vài 3 lần.” – Vị Trưởng thôn thông tin.
Trưởng thôn Thị Tân cho biết, ở thôn xóm vợ chồng anh Tới là người hiền lành, tốt bụng không gây gổ với ai bao giờ. Vợ chồng anh Tới có 1 con trai.
Nói về ông Tuân, ông Điểm cho biết: Thời gian khoảng năm 2006, ông Tuân cũng có mâu thuẫn với anh Lê Minh Thảnh (cháu họ), anh Thảnh cũng từng phải ngồi tù.
Chúng ta chờ đợi TAND tỉnh Hưng Yên sẽ xét xử phúc thẩm có minh oan Lê Minh Tới?
Xét về khía cạnh văn hiến, qua kết quả xử sơ thẩm vụ án "anh ruột kiện em vào tù" nêu trên lại thêm một dẫn chứng báo động sự xuống cấp về đạo đức xã hội. Anh em trong một nhà không thương yêu nhau, từ va chạm nhỏ trong đời sống không kiềm chế, nhường nhịn nhau, rắp tâm đưa nhau vào vòng lao lý... Điều này hoàn toàn trái với đạo lý ông cha ta đã đúc kết "Khôn ngoan đối đáp người ngoài, gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau".
Anh em cần phải xét đến tình cảm ruột thịt mà nương tay trong cuộc sống, không thương yêu nhau thì đối với người ngoài và đối với xã hội thì sẽ như thế nào?
Chúng tôi tiếp tục thông tin sự việc này.
Luật sư Giang Hồng Thanh – Trưởng Văn phòng luật sư Giang Thanh cho rằng: Qua hồ sơ vụ án, có thể thấy vụ án còn nhiều điểm chưa được làm rõ: 1. Bản kết luận giám định số 16/TgT ngày 30/01/2015 của Phòng Giám định pháp y Bệnh viện đa khoa tỉnh Hưng Yên, dấu hiệu chính qua giám định là “Vùng đỉnh đầu trái có 01 sẹo nhỏ”, qua đó xác định “tỷ lệ tổn thương cơ thể do thương tích gây nên tại thời thời điểm giám định là 03%”. Tuy nhiên Bản kết luận giám định không dẫn chứng căn cứ vào đâu để đưa ra tỷ lệ như vậy. Cá nhân tôi tra cứu Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do thương tích được Bộ Y tế ban hành thì không thể tìm thấy chỗ nào quy định phù hợp với Bản kết luận giám định nói trên. 2. Theo quy định tại Nghị quyết số 02/2003/NQ-HĐTP ngày 17/4/2003 thì “Hung khí (Phương tiện) nguy hiểm là công cụ, dụng cụ được chế tạo ra nhằm phục vụ cho cuộc sống của con người (trong sản xuất, trong sinh hoạt) hoặc vật mà người phạm tội chế tạo ra nhằm làm phương tiện thực hiện tội phạm hoặc vật có sẵn trong tự nhiên mà người phạm tội có được và nếu sử dụng công cụ, dụng cụ hoặc vật đó tấn công người khác thì sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng hoặc sức khoẻ của người bị tấn công. a. Về công cụ, dụng cụ Ví dụ: búa đinh, dao phay, các loại dao sắc, nhọn... b. Về vật mà người phạm tội chế tạo ra Ví dụ: thanh sắt mài nhọn, côn gỗ... c. Về vật có sẵn trong tự nhiên Ví dụ: gạch, đá, đoạn gậy cứng, chắc, thanh sắt...” Như vậy rõ ràng “vữa trộn xi măng cát vàng” không phải thuộc loại hung khí nguy hiểm. 3. Theo lời khai của anh Lê Minh Tiến được coi là bị hại trong vụ án và theo lời khai của rất nhiều nhân chứng khác, khi bị anh Tới ném, lúc đó anh Tiến đang đội 1 chiếc mũ cối. Điều trùng hợp ngẫu nhiên là mặc dù chiếc mũ cối và vật được cho là gây thương tích cho anh Tiến đang nằm trong tầm kiểm soát, quản lý của anh Tiến và người thân trong gia đình, tuy nhiên sau đó hai vật chứng này lại biến mất một cách khó hiểu. Vậy nhưng Cơ quan điều tra cũng không cho tiến hành nhận dạng những vật chứng này cũng như không tiến hành thực nghiệm để xác định xem sự thật là một cục vữa trộn xi măng, cát vàng có kích thước 4cm x 5cm x 2cm có thể xuyên thủng một chiếc mũ cối ở khoảng cách như miêu tả hay không. Ngoài ra còn rất nhiều vấn đề chưa được cơ quan tố tụng cấp sơ thẩm làm rõ như những người tham gia hành hung vợ, chồng, con anh Tới, phá hoại tài sản nhà anh Tới. Đặc biệt tài sản nhà anh Tới bị nhiều người dùng búa tạ, xẻng đập phá gây hư hỏng được định giá là 2.174.000 đồng đã đủ yếu tố cấu thành tội “Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản” theo Điều 143 Bộ luật hình sự nhưng Cơ quan điều tra xác định không phải là tội phạm. “Với những vấn đề chưa được làm sáng tỏ như trên mà đã quy kết anh Lê Minh Tới phạm tội “Cố ý gây thương tích”, tôi thấy đó là sự vội vàng, có thể khiến một người bị kết án oan.” – Luật sư Thanh kết luận. |
EmoticonEmoticon