Mướp đắng hay còn gọi là trái khổ qua thuộc họ Bầu bí, lá có lông, hoa vàng, quả có u sần sùi màu xanh, vị đắng, khi quả chín màu vàng hạt có màu đỏ.
Ở nước ta có thể thấy mướp đắng được trồng khắp mọi nơi. Mướp đắng là một loại quả ra nhiều vào mùa hè, có vị hơi đắng, nhai kỹ có cảm giác ngầy ngậy, bùi bùi. Từ mướp đắng người ta có thể chế ra được rất nhiều món ăn, đồ uống ngon như mướp đắng xào trứng, mướp đắng nhồi thịt, trà khổ qua… thậm chí cả các loại nước tắm trị rôm sẩy cho trẻ em và phòng chống bệnh ung thư.
Ngoài ra, mướp đắng còn được ví như một loại thuốc dân gian rất tốt, lành tính, chữa được nhiều bệnh, dễ sử dụng. Rất ít người biết mướp đắng còn là vị thuốc chữa ho, viêm họng rất hiệu quả.
I. Công dụng của mướp đắng
1.1. Mướp đắng bổ gan, thanh nhiệt giải độc
Mướp đắng giúp mát gan, bổ gan, hỗ trợ tiêu hóa, cải thiện chức năng túi mật. Dùng mướp đắng thường xuyên có thể cải thiện tình trạng táo bón, xơ gan, viêm gan.
Trong mướp đắng có hàm lượng vitamin C rất phong phú, vì vậy sau khi đi vào cơ thể, nó sẽ giúp chúng ta xua tan mệt mỏi, tinh thần thư thái, thanh nhiệt giải độc.
1.2. Mướp đắng giảm lượng cholesterol
Mướp đắng giúp làm giảm lượng cholesterol, từ đó giúp bạn thoát khỏi nguy cơ mắc bệnh đau tim và đột quỵ. Cholesterol cao chỉ có thể được chẩn đoán bằng xét nghiệm máu. Ăn mướp đắng thường xuyên sẽ đem lại hiệu quả đáng ngạc nhiên.
1.3. Mướp đắng có thể dùng để chữa bệnh tiểu đường loại II
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng mướp đắng làm giảm lượng đường trong máu thông qua việc tăng cường trao đổi glucose. Uống một cốc nước ép mướp đắng mỗi ngày và trải nghiệm hiệu quả. Ngừng uống nếu bạn bị đau bụng, tiêu chảy hoặc sốt. Theo dõi lượng đường trong máu thường xuyên và điều chỉnh thuốc khi cần thiết, với sự trợ giúp của bác sĩ.
1.3. Mướp đắng có khả năng chống ung thư, đặc biệt là ung thư tuyến tụy
Một trong những lợi ích sức khỏe đáng ngạc nhiên nhất của mướp đắng là đặc tính chống ung thư. Mướp đắng đã được chứng minh có tác dụng làm gián đoạn việc sản xuất đường, có khả năng ức chế sự tăng trưởng của tế bào ung thư tuyến tụy. Nó cũng có thể ức chế tế bào ung thư khác trong gan, đại tràng, vú, hoặc tuyến tiền liệt.
1.4. Mướp đắng tăng cường hệ miễn dịch
Một hệ miễn dịch khỏe mạnh là quan trọng cho việc chống nhiễm trùng và bệnh tật. Mướp đắng giúp ngăn ngừa cảm lạnh và có lợi cho hệ tiêu hóa. Nó còn giúp ngăn chặn hoặc hạn chế dị ứng thực phẩm, loại bỏ các bệnh nhiễm trùng nấm men tự nhiên. Một lợi ích khác là giúp điều trị chứng trào ngược axit và chứng khó tiêu.
Nghiên cứu cho thấy, thường xuyên uống nước hãm từ mướp đắng có tác dụng tiêu hóa rất tốt, từ đó tăng cường cảm giác thèm ăn. Ngoài ra nó cũng có hiệu quả trị liệu hiệu quả đối với các bệnh về dạ dày, đường ruột, táo bón, trĩ nội, trĩ ngoại…
1.5. Mướp đắng chữa bệnh sỏi thận
Thành phần của mướp đắng có thể trung hòa lượng axit dư thừa gây ra bệnh sỏi thận. Để hiệu quả, bạn có thể hòa bột mướp đắng với nước ấm tạo thành một loại “trà khổ qua” dùng hàng ngày
1.6. Làm đẹp
Theo nghiên cứu, sau khi nước hãm mướp đắng đi vào cơ thể sẽ thúc đẩy quá trình làm lành vết thương và tái tạo làn da, đồng thời có thể tăng cường sức sống cho bề mặt da, có hiệu quả điều trị rất tốt đối với tàn nhang và mụn trứng cá. Uống nước hãm mướp đắng trong thời gian dài còn giúp bạn có một làn da mịn màng, tươi trẻ.
1.7. Chống tia bức xạ
Tia bức xạ có tác hại rất lợi đến sức khỏe con người, đặc biệt là đối với dân văn phòng thường xuyên tiếp xúc với máy tính. Vậy làm thế nào để chống được tia bức xạ độc hại này?
Các thầy thuốc Đông y nói cho chúng ta biết, uống một cốc nước hãm mướp đắng mỗi ngày sẽ mang lại hiệu quả chống tia bức xạ một cách bất ngờ.
Cho hai hoặc ba lát mướp đắng đã phơi khô hãm với nước sôi, đậy nắp để sau mười phút là có thể uống. Nếu cảm thấy vị đắng khó uống, bạn có thể cho thêm một chút đường đỏ hoặc mật ong, lá cúc ngọt hay lá trà xanh cũng là một cách rất tuyệt.
1.8. Giảm cân
Mùa hè đến là lúc các chị em phụ nữ cần có một thân hình thon thả để diện những bộ cánh mát mẻ, gợi cảm. Uống nước hãm mướp đắng là một phương pháp giảm cân vừa đơn giản lại rất hiệu quả.
Nên nhớ, muốn giảm cân, bạn tuyệt đối không nên cho thêm đường để uống. Nếu cảm thấy quá đắng, có thể cho một chút lá cúc ngọt, vì độ ngọt của nó vừa phải, không làm tăng nồng độ đường trong máu, hơn nữa còn mang lại hiệu quả giảm huyết áp nhất định.
1.9. Phòng và trị mụn trứng cá
Như trên đã nói, mướp đắng có tác dụng thanh nhiệt giải độc, bên cạnh đó còn có hiệu quả tráng dương. Vì có vị đắng, lại thanh mát không độc nên sau khi đi vào cơ thể sẽ mang lại hiệu quả điều dưỡng tuyệt vời cho tim, gan, tỳ, phổi. Rất nhiều người do sự bài tiết hoocmon trong cơ thể khác thường, dẫn đến tình trạng mụn trứng cá. Lúc này, uống nước hãm từ mướp đắng sẽ có hiệu quả phòng và trị rất tốt.
II. Vài đơn thuốc - bài thuốc hữu ích chữa bệnh từ mướp đắng:
Chữa viêm họng chỉ trong 15 phút bằng bài thuốc dân gian
- Chữa viêm họng: Ăn sống vài quả mướp đắng , chắt lấy nước nuốt từ từ, nhả bã. Sau đó, dùng hạt và bã vừa nhai trà xung quanh cổ. Cách này sẽ có tác dụng ngay sau 15 phút
-Chữa ho: Mướp đắng 1 – 2 quả. Rửa sạch, bổ làm đôi, nấu với nước, lấy nước uống trong ngày.
- Chữa viêm họng mạn tính, lâu ngày: Thịt nạc hầm khổ qua củ cải: Khổ qua 250g – 500g, thịt lợn nạc 125g – 250g, củ cải 100g – 200g. Khổ qua rửa sạch thái lát, thịt lợn nạc thái miếng, củ cải thái miếng hầm với nước. Khi đã chín thêm gia vị. Cho ăn ngày 1 lần, liên tục 20 ngày. Dùng cho các bệnh nhân viêm họng mạn tính, đau rát họng, ho khan, viêm nề hoặc viêm teo niêm mạc họng.
- Chữa mụn nhọt đau nhức: Lá mướp đắng một nắm, sắc uống với một chén rượu, hoặc phơi khô tán bột uống mỗi lần 12 g với rượu. Ngoài giã lá tươi chưng nóng đắp.
- Chữa ho: Mướp đắng 1 - 2 quả. Rửa sạch, bổ làm đôi, nấu với nước, lấy nước uống trong ngày.
- Giảm thấp đường huyết: Nước cốt trái mướp đắng tươi, có tác dụng hạ đường huyết tốt, là món ăn lý tưởng cho người bệnh tiểu đường.
- Mướp đắng xào đậu phụ: Mướp đắng 150g, đậu phụ 100g. Mướp đắng rửa sạch, bỏ ruột thái lát, dùng dầu xào to lửa cho chín tái, cho đậu phụ thái lát và ít muối gia vị, tiếp tục xào to lửa cho chín đều. Cho ăn ngày 1 lần. Dùng thường ngày cho bệnh nhân tiểu đường.
- Trị rôm sảy: Mướp đắng 2 - 3 quả. Rửa sạch, bổ làm đôi, nấu với nước, lấy nước tắm cho trẻ. Ngày làm 1 lần.
- Nước sắc mướp đắng: Mướp đắng 1 - 2 quả, tách bỏ ruột, thái lát, sắc lấy nước cho uống. Dùng cho các trường hợp tiểu đường, sốt cao mất nước, miệng khô, họng khát.
- Nước chiết mướp đắng ướp đường: Mướp đắng tươi 1 - 2 quả. Mướp đắng rửa sạch, nghiền nát nhuyễn, cho thêm 100g đường trắng trộn khuấy đều để sau 2 giờ đem khuấy nước sôi nguội và lọc lấy nước cho uống 1 lần. Dùng cho chứng nhiệt lỵ.
- Trà mướp đắng: Mướp đắng 1 quả, trà xanh với lượng vừa. Mướp đắng cắt bỏ một phần trên, móc bỏ ruột, nhét trà xanh vào, treo trái Mướp đắng ở nơi thoáng gió; một thời gian sau, lấy xuống, rửa sạch, cùng trà cắt nhuyễn, trộn đều, mỗi lần lấy 10g cho vào một tách, hãm với nước sôi. Món trà này có tác dụng thanh nhiệt giải thử (làm mát chống say nắng); miệng khát phiền nhiệt.
+ Phòng chống ung thư: Thành phần protein và nhiều lượng vitamin C trong Mướp đắng giúp nâng cao chức năng miễn dịch của cơ thể, làm cho tế bào miễn dịch có tác dụng tiêu diệt tế bào ung thư; Nước cốt trái Mướp đắng chứa thành phần protein tựa như hoạt chất Alkaloid, giúp tăng cường chức năng nuốt của các thực bào.
Không nên dùng Mướp đắng cho người rối loạn chức năng tiêu hóa do lạnh.
EmoticonEmoticon